Tại sao logo trái táo phát sáng của Apple bị “khai tử”?

Những chiếc MacBook từng được người dùng nhận biết đến với những chiếc logo trái táo phát sáng ở mặt trên của thiết bị, nhưng từ năm 2015 trở đi thì hãng đã bắt đầu bỏ đi thiết kế này. Vậy đâu là nguyên nhân khiến Apple từ bỏ logo phát sáng ở mặt lưng? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé!

1. Apple loại bỏ logo phát sáng từ bao giờ?

Thiết bị MacBook đầu tiên được ra mắt mà không có thiết kế logo phát sáng ở mặt lưng đó là MacBook 12 inch phiên bản năm 2015. Ngay sau đó, năm 2016 thì những chiếc logo phát sáng trên MacBook Pro mới cũng bị thay thế bởi thiết kế logo phẳng. Không lâu sau, người đàn em là MacBook Air cũng được cập nhật thiết kế này vào năm 2018, từ đây chính thức chấm dứt thiết kế logo trái táo phát sáng huyền thoại trên MacBook.

Hiện nay (13/05/2021), trên thị trường thì vẫn còn MacBook Air 2017 là sản phẩm duy nhất còn giữ lại logo phát sáng ở mặt lưng của thiết bị.

MacBook 12 inch (2015) là sản phẩm đầu tiên bỏ thiết kế logo phát sáng

2. 4 lý do khiến Apple loại bỏ logo phát sáng

– Chất lượng hiển thị của màn hình bị ảnh hưởng

Đối với những người sử dụng các sản phẩm MacBook đời cũ thì chắc chắn sẽ không còn lạ với việc chất lượng màn hình bị ảnh hưởng mỗi khi làm việc ở những điều kiện ngược sáng, hay là ở trong môi trường quá tối (trong trường hợp độ sáng màn hình cũng bị giảm theo). Khi này, bạn có thể thấy hình logo trái táo mập mờ trên màn hình của mình, gây ra tình trạng sai lệch màu sắc, và chắc chắn đây là trải nghiệm không mấy dễ chịu.

Chất lượng màn hình có thể bị ảnh hưởng

– Thiết bị sẽ mỏng, gọn hơn

Việc loại bỏ đi phần logo phát sáng đằng sau giúp cho độ dày của thiết bị có thể giảm xuống đáng kể do không cần trang bị phần đèn LED phát sáng. Một minh chứng cho thấy độ dày của thiết bị đã được giảm xuống đó là những chiếc MacBook Air 2017 (cũ) có độ dày là 17mm, trong khi những chiếc MacBook Air M1 2020 chỉ có độ dày 16.1mm.

Những thiết bị MacBook Air mới có phần màn hình mỏng hơn đáng kể

– Khung màn hình bị bẻ cong

Việc khoét một phần trên mặt lưng của những chiếc MacBook có thể trở thành điểm gờ, nhất là khi thiết bị được làm mỏng hơn, khiến cho phần màn hình dễ bị gãy hơn nếu như có lực tác động đúng điểm yếu này. Trong quá khứ, những chiếc iPhone 6 Plus cũng đã từng mắc phải sai lầm chết người này, khiến danh tiếng của công ty do đó cũng bị ảnh hưởng theo.

Do đó, việc loại bỏ đi thiết kế này là một điều cần thiết giúp cho sản phẩm trở nên cứng cáp hơn.

Nếu được gọt mỏng hơn, đây có thể là điểm gờ khiến cho các thiết bị dễ bị gãy

– Sự thay đổi chiến lược thương hiệu của Apple

Vào thời điểm những năm 1999, những chiếc PowerBook G3 khi ấy được trình làng như là sự khẳng định cho sự quay lại của Steve Jobs. Logo phát sáng này đã đi cùng với chiến dịch quảng cáo đình đám của Apple là Think Different, giúp cho hãng có thể gây được sự chú ý đến những khách của mình. Lúc bấy giờ logo phát sáng chính là ý đồ của hãng để sản phẩm của mình nổi bật hơn, dễ dàng nhận diện hơn.

Logo phát sáng trên PowerBook G3

Đến ngày nay, các sản phẩm của Apple đã có độ nhận diện thương hiệu rộng rãi, vậy nên, chiến lược quảng bá cũ của hãng đã bị thay thế. Ngày nay, các sản phẩm của Apple đang tập chung vào tính thẩm mỹ của sản phẩm hơn, thậm chí là loại bỏ logo ra khỏi thiết bị. Một minh chứng cho thấy xu hướng mới này của Apple là những chiếc tai nghe như Airpods 2 hay Airpods Pro của hãng.

Ngoài ra, việc loại logo phát sáng trên những chiếc MacBook cũng giúp cho các thiết bị trong hệ sinh thái như iPhone hay iPad trở nên đồng bộ hơn.

Hệ sinh thái sản phẩm của Apple

Xem thêm

Similar Posts