Soạn Sinh 8 Bài 45: Dây thần kinh tủy

Soạn Sinh 8 Bài 45: Dây thần kinh tủy giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về cấu tạo, chức năng của dây thần kinh tủy. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương 9 trang 143.

Việc giải bài tập Sinh 8 bài 45 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Lý thuyết Dây thần kinh tủy

I. Cấu tạo của dây thần kinh tủy

– Có 31 đôi dây thần kinh tủy.

– Mỗi dây thần kinh tủy gồm:

  • Các bó sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau (rễ cảm giác)
  • Các bó sợi thần kinh vận động nối với tủy sống qua rễ trước (rễ vận động).

Chính các nhóm sợi liên quan đến các rễ này sau khi đi qua khe giữa hai đốt sống liên tiếp đã nhập lại thành dây thần kinh tủy.

II. Chức năng của dây thần kinh tủy

  • Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng.
  • Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương

→ Dây thần kinh tủy là dây pha

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 45 trang 143

Bài 1 (trang 143 SGK Sinh học 8)

Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?

Gợi ý đáp án:

Có 31 đôi dây thần kinh tủy là các dây pha gồm có các bó sợi thần kinh hướng tâm ( rễ cảm giác) nối với tủy sống qua rễ sau và các bó sợi thần kinh li tâm (rễ vận động) nối với tủy sống bằng rễ trước.

Bài 2 (trang 143 SGK Sinh học 8)

Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, em Quang đã vô ý thúc mũi kéo làm đứt một số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào mất?

Gợi ý đáp án:

Kích mạnh vào từng chi bằng dung dịch HCl 3%:

– Nếu kích vào chi trước:

+ Chi sau bên nào co thì rễ trước bên đó còn

– Kích vào chi sau:

  • Nếu không chi nào co thì rễ sau bên đó bị đứt
  • Nếu chi sau còn lại và 2 chi trước co thì rễ sau còn.

Soạn Sinh 8 Bài 45: Dây thần kinh tủy giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về cấu tạo, chức năng của dây thần kinh tủy. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương 9 trang 143.

Việc giải bài tập Sinh 8 bài 45 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Lý thuyết Dây thần kinh tủy

I. Cấu tạo của dây thần kinh tủy

– Có 31 đôi dây thần kinh tủy.

– Mỗi dây thần kinh tủy gồm:

  • Các bó sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau (rễ cảm giác)
  • Các bó sợi thần kinh vận động nối với tủy sống qua rễ trước (rễ vận động).

Chính các nhóm sợi liên quan đến các rễ này sau khi đi qua khe giữa hai đốt sống liên tiếp đã nhập lại thành dây thần kinh tủy.

II. Chức năng của dây thần kinh tủy

  • Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng.
  • Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương

→ Dây thần kinh tủy là dây pha

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 45 trang 143

Bài 1 (trang 143 SGK Sinh học 8)

Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?

Gợi ý đáp án:

Có 31 đôi dây thần kinh tủy là các dây pha gồm có các bó sợi thần kinh hướng tâm ( rễ cảm giác) nối với tủy sống qua rễ sau và các bó sợi thần kinh li tâm (rễ vận động) nối với tủy sống bằng rễ trước.

Bài 2 (trang 143 SGK Sinh học 8)

Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, em Quang đã vô ý thúc mũi kéo làm đứt một số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào mất?

Gợi ý đáp án:

Kích mạnh vào từng chi bằng dung dịch HCl 3%:

– Nếu kích vào chi trước:

+ Chi sau bên nào co thì rễ trước bên đó còn

– Kích vào chi sau:

  • Nếu không chi nào co thì rễ sau bên đó bị đứt
  • Nếu chi sau còn lại và 2 chi trước co thì rễ sau còn.

Similar Posts