Sơ đồ tư duy Truyện Kiều ngắn gọn hay nhất

Sơ đồ tư duy Truyện Kiều ngắn gọn hay nhất

Truyện kiều – Nguyễn Du tác phẩm bất hủ của dân tộc được đứa vào chương trình ngữ văn 9 và 10 với nhiều đoạn trích khác nhau. Vậy nên để có thể học tốt được toàn bộ các đoạn trích trong chương trình ngữ văn 9 hãy cùng hocvan12 đến với tổng quan Sơ đồ tư duy Truyện Kiều

Đọc thêm: Sơ đồ tư duy hoàng lê nhất thống chí hồi thứ 14 ngắn gọn

Sơ đồ tư duy Chị Em Thúy Kiều

Sơ đồ tư duy Cảnh ngày xuân

Sơ đồ tư duy Mã Giám Sinh mua Kiều

Kiến thức cơ bản Truyện Kiều

I. Giới thiệu tác giả

Nguyễn Du: (1765-1820)

– Tên chữ: Tố Như

– Tên hiệu: Thanh Hiên

– Quê: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

1. Gia đình

– Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng, có tiếng là giỏi văn chương.

– Mẹ là Trần Thị Tần, một người đẹp nổi tiếng ở Kinh Bắc (Bắc Ninh- đất quan họ).

– Các anh đều học giỏi, đỗ đạt, làm quan to, trong đó có Nguyễn Khản (cùng cha khác mẹ) làm quan thượng thưdưới triều Lê Trịnh, giỏi thơ phú.

Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn chương.

Ông thừa hưởng sự giàu sang phú quý có điều kiện học hành – đặc biệt thừa hưởng truyền thống văn chương.

2. Thời đại

Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỉ XIX, đây là thời kỳ lịch sử có những biến động dữ dội.

– Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị thối nát, tham lam, tàn bạo, các tập đoàn phong kiến (Lê- Trịnh; Trịnh – Nguyễn) chếm giết lẫn nhau.

– Nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.

Tác động tới tình cảm, nhận thức của tác giả, ông hướng ngòi bút vào hiện thực.

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

3. Cuộc đời

– Lúc nhỏ: 9 tuổi mất cha, 12 tuổi mất mẹ, ở với anh là Nguyễn Khản.

– Trưởng thành:

+ Khi thành Thăng Long bị đốt, tư dinh của Nguyễn Khản cháy, Nguyễn Du đã phải lưu lạc ra đất Bắc (quê vợ ở Thái Bình) nhờ anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn 10 năm trời (1786-1796).

+ Từ một cậu ấm cao sang, thế gia vọng tộc, từ một viên quan nhỏ đầy lòng hăng hái phải rơi vào tình cảnh sống nhờ. Muời năm ấy, tâm trạng Nguyễn Du vừa ngơ ngác vừa buồn chán, hoang mang, bi phẫn.

+ Khi Tây Sơn tấn công ra Bắc (1786), ông phò Lê chống lại Tây Sơn nhưng không thành.

+ Năm 1796, định vào Nam theo Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn nhưng bị bắt giam 3 tháng rồi thả.

+ Từ năm 1796 đến năm 1802, ông ở ẩn tại quê nhà.

+ Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi. Trọng Nguyễn Du có tài, Nguyễn Ánh mời ông ra làm quan. Từ chối không được, bất đắc dĩ ông ra làm quan cho triều Nguyễn.

+ 1802: Làm quan tri huyện Bắc Hà.

+ 1805-1808: làm quan ở Kinh Đô Huế.

+ 1809: Làm cai bạ tỉnh Quảng Bình.

+ 1813: Thăng chức Hữu tham tri bộ Lễ, đứng đầu một phái đoàn đi sứ sang Trung Quốc lần thứ nhất (1813 – 1814).

+ 1820, chuẩn bị đi sứ sang Trung Quốc lần 2 thì ông nhiễm dịch bệnh ốm rồi mất tại Huế (16-9-1802). An táng tại cánh đồng Bàu Đá (Thừa Thiên – Huế).

+ 1824, con trai ông là Nguyễn Ngũ xin nhà vua mang thi hài của ông về an táng tại quê nhà.

– Cuộc đời ông chìm nổi, gian truân, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều hạng người. Cuộc đời từng trải, vốn sống phong phú, có nhận thức sâu rộng, được coi là một trong 5 người giỏi nhất nước Nam.

– Là người có trái tim giàu lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với những người nghèo khổ, với những đau khổ của nhân dân.

Tác giả Mộng Liên Đường trong lời tựa Truyện Kiều đã viết: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến dứt ruột. Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh cũng hệt, đàm tình đã thiết. Nếu không phải con mắt trong thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy”.

Kết luận: Từ gia đình, thời đại, cuộc đời đã kết tinh ở Nguyễn Du một thiên tài kiệt xuất. Với sự nghiệp văn học có giá trị lớn, ông là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam.

Nguyễn Du là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, là ngôi sao chói lọi nhất trong nền văn học cổ Việt Nam.

Những tác phẩm chính:

Tác phẩm chữ Hán:

– Thanh Hiên thi tập (1787-1801)

– Nam Trung tập ngâm (1805-1812)

– Bắc hành tạp lục (1813-1814)

Tác phẩm chữ Nôm:

– Truyện Kiều

– Văn chiêu hồn

-…

II. Giới thiệu Truyện Kiều

1. Nguồn gốc:

– Dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung quốc) nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn.

– Lúc đầu có tên: “Đoạn trường Tân Thanh”, sau đổi thành “Truyện Kiều”.

Kết luận: Là tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Nôm.

+ Tước bỏ yếu tố dung tục, giữ lại cốt truyện và nhân vật.

+ Sáng tạo về nghệ thuật: Nghệ thuật tự sự, kể chuyện bằng thơ.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc.

+ Tả cảnh thiên nhiên.

* Thời điểm sáng tác:

– Viết vào đầu thế kỷ XIX (1805-1809)

– Gồm 3254 câu thơ lục bát.

– Xuất bản 23 lần bằng chữ Nôm, gần 80 lần bằng chữ quốc ngữ.

– Bản Nôm đầu tiên do Phạm Quý Thích khắc trên ván, in ở Hà Nội.

– Năm 1871 bản cổ nhất còn được lưu trữ tại thư viện Trường Sinh ngữ Đông – Pháp.

– Dịch ra 20 thứ tiếng, xuất bản ở 19 nước trên toàn thế giới.

– Năm 1965: kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du, Truyện Kiều được xuất bản bằng chữ Tiệp, Nhật, Liên Xô, Trung Quốc, Đức, Ba Lan, Hunggari, Rumani, CuBa, Anbani, Bungari, Campuchia, Miến Điện, Ý, Angieri, Ả rập,…

* Đại ý:

Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo; là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án những thế lực xấu xa và khẳng định tài năng, phẩm chất, thể hiện khát vọng chân chính của con người.

2. Tóm tắt tác phẩm:

Phần 1:

+ Gặp gỡ và đính ước

+ Gia thế – tài sản

+ Gặp gỡ Kim Trọng

+ Đính ước thề nguyền.

Phần 2:

+ Gia biến lưu lạc

+ Bán mình cứu cha

+ Vào tay họ Mã

+ Mắc mưu Sở Khanh, vào lầu xanh lần 1

+ Gặp gỡ làm vợ Thúc Sinh bị Hoạn Thư đầy đoạ

+ Vào lầu xanh lần 2, gặp gỡ Từ Hải

+ Mắc lừa Hồ Tôn Hiến

+Nương nhờ cửa Phật.

Phần 3:

Đoàn tụ gia đình, gặp lại người xưa.

III. Tổng kết

1. Giá trị tác phẩm:

a) Giá trị nội dung:

* Giá trị hiện thực: Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội phong kiến bất công tàn bạo.

* Giá trị nhân đạo: Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người,khẳng định và đề cao tài năng nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người.

b) Giá trị nghệ thuật:

– Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ.

– Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn chuyện đến miêu tả thiên nhiên con người.Truyện Kiều là một kiệt tác đạt được thành tựu lớn về nhiều mặt, nổi bật là ngôn ngữ và thể loại.

Sơ Đồ Tư Duy Người Lái Đò Sông Đà ngắn gọn

Mở bài kết bài Chữ Người Tử Tù hay nhất

Similar Posts